Sắp đến rằm Trung thu, cũng muốn cho con một chút gì đó gọi là không khí ngày của riêng con trong năm. Ôi sao mà khó. Chẳng biết làm gì và sắp xếp thế nào, chả nhẽ lại cho con lên xe, lượn quanh một vòng thành phố mua mua sắm sắm, xem xem ngắm ngắm. Cũng có những lễ hội trung thu được tổ chức đâu đó, cơ quan mình có cả vé mời tham dự trung thu sắc màu Việt Trung với các trò chơi ở Bảo tàng dân tộc. Nhưng lại nghĩ đến cảnh chen nhau bẹp ruột, lốn nhốn và láo nháo, cầm vé rồi lại thôi.
Lại nhớ đến những ngày Trung thu xa xăm. Thỉnh thoảng hai vợ chồng kể chuyện ngày xưa, lại thấy ào về những nhớ nhung xa vãng một thời. Anh bảo, anh chẳng có cái gọi là nhà trẻ, toàn đến cổng rồi anh trốn ra, đi chơi khắp nơi, chiều anh tự về nhà, anh đi trẻ được đúng có một hôm. Bọn trẻ con hồi đó nghịch lắm và có rất nhiều trò để chơi. Anh cầm đầu nhóm trong trường Lâm nghiệp ở Sơn tây. Trung Thu, bọn anh có nhiều trò lắm: vẽ mặt nạ các con vật này (tất nhiên là nhờ người có hoa tay rồi, chứ anh không biết vẽ), bắn súng nước, đốt chuỗi hạt bưởi tí tách thơm thơm này…
Còn mình, trung thu năm nào cũng thếcho đến khi lớn hơn rồi thì thôi, bố mình luôn đi mua quà cho hai chị em. Những năm 80 và đầu 90 đồ chơi không nhiều như bây giờ. Có khi chỉ là cái xe tăng vặn giây cót, có một thứ chẳng biết gọi tên là gì, làm bằng ống bơ kêu loong coong, đèn ông sao xanh đỏ, hay cái vương miện đội đầu nhuộm xanh xanh đỏ đỏ làm từ những đoạn phim (cái này chắc chả mấy người nhớ)…Bố cũng mua luôn cả bánh nướng, bánh dẻo. Còn nhớ bố mua ở cửa hàng Bodega Bờ Hồ. Bố còn bảo bodega là viết tắt của Bò-dê-gà . Những cái bánh thời đó khô, cứng , không đa dạng nhiều thể loại như bây giờ. Chẳng hiểu sao, mình không thích cái nhão nhão, mềm mềm nhiều mùi, nhiều vị của bánh trung thu bây giờ. Vì thế mình phải lặn lội lên tận Xóm Hà Hồi có một nhà còn làm những kiểu bánh như thế, họ không có nhiều loại nhưng bánh đúng chất…cổ điển .
Đêm hội trung thu, bọn trẻ con ở xóm tụ tập từ chiều ở sân kho, chúng í ới bầy đủ trò, chạy nhảy la hét, cấu chí. Vui thật là vui. Trung thu, hình như có luật bất thành văn là bọn trẻ con không lo bị mắng vì vui chơi quá giờ hay la hét ầm ĩ, hồi đó cũng chả có đèn đuốc sáng trưng như bây giờ, thế mới có thể bày trò bắn nhau xanh đỏ, quân ta quân địch được chứ. Có một thứ mà giờ khó có thể làm được. Đó là hạt bưởi phơi khô, dùng một sợi dây đồng xâu thành chuỗi, kì công hơn lại còn nhuộm đỏ, khi đốt sáng ơi là sáng và tiếng nổ tí tách vui tai. Khó làm bởi giờ đây ta toàn ăn bưởi năm roi với da xanh, kiếm mỏi mòn cả quả chẳng có lấy cái hạt nào, con mình còn chẳng biết đến cái hạt bưởi, chứ nói gì …xâu bưởi khô đốt đêm Trung thu, sáng trưng sáng rực hăng hắc một mùi tinh dầu vấn vương cả một miền thơ dại.
Tất cả giờ đã xa, rất nhiều người luyến tiếc và vấn vương một thời như thế, trong mình đang có một câu hỏi : Làm gì cho con có một trung thu ý nghĩa, để một ngày đặc biệt trong năm của riêng con còn mãi những giá trị của nó, như bố mẹ của con đã từng có, để đến giờ vẫn nhớ và trân trọng những kỷ niệm như thế.
Lại nhớ đến những ngày Trung thu xa xăm. Thỉnh thoảng hai vợ chồng kể chuyện ngày xưa, lại thấy ào về những nhớ nhung xa vãng một thời. Anh bảo, anh chẳng có cái gọi là nhà trẻ, toàn đến cổng rồi anh trốn ra, đi chơi khắp nơi, chiều anh tự về nhà, anh đi trẻ được đúng có một hôm. Bọn trẻ con hồi đó nghịch lắm và có rất nhiều trò để chơi. Anh cầm đầu nhóm trong trường Lâm nghiệp ở Sơn tây. Trung Thu, bọn anh có nhiều trò lắm: vẽ mặt nạ các con vật này (tất nhiên là nhờ người có hoa tay rồi, chứ anh không biết vẽ), bắn súng nước, đốt chuỗi hạt bưởi tí tách thơm thơm này…
Còn mình, trung thu năm nào cũng thếcho đến khi lớn hơn rồi thì thôi, bố mình luôn đi mua quà cho hai chị em. Những năm 80 và đầu 90 đồ chơi không nhiều như bây giờ. Có khi chỉ là cái xe tăng vặn giây cót, có một thứ chẳng biết gọi tên là gì, làm bằng ống bơ kêu loong coong, đèn ông sao xanh đỏ, hay cái vương miện đội đầu nhuộm xanh xanh đỏ đỏ làm từ những đoạn phim (cái này chắc chả mấy người nhớ)…Bố cũng mua luôn cả bánh nướng, bánh dẻo. Còn nhớ bố mua ở cửa hàng Bodega Bờ Hồ. Bố còn bảo bodega là viết tắt của Bò-dê-gà . Những cái bánh thời đó khô, cứng , không đa dạng nhiều thể loại như bây giờ. Chẳng hiểu sao, mình không thích cái nhão nhão, mềm mềm nhiều mùi, nhiều vị của bánh trung thu bây giờ. Vì thế mình phải lặn lội lên tận Xóm Hà Hồi có một nhà còn làm những kiểu bánh như thế, họ không có nhiều loại nhưng bánh đúng chất…cổ điển .
Đêm hội trung thu, bọn trẻ con ở xóm tụ tập từ chiều ở sân kho, chúng í ới bầy đủ trò, chạy nhảy la hét, cấu chí. Vui thật là vui. Trung thu, hình như có luật bất thành văn là bọn trẻ con không lo bị mắng vì vui chơi quá giờ hay la hét ầm ĩ, hồi đó cũng chả có đèn đuốc sáng trưng như bây giờ, thế mới có thể bày trò bắn nhau xanh đỏ, quân ta quân địch được chứ. Có một thứ mà giờ khó có thể làm được. Đó là hạt bưởi phơi khô, dùng một sợi dây đồng xâu thành chuỗi, kì công hơn lại còn nhuộm đỏ, khi đốt sáng ơi là sáng và tiếng nổ tí tách vui tai. Khó làm bởi giờ đây ta toàn ăn bưởi năm roi với da xanh, kiếm mỏi mòn cả quả chẳng có lấy cái hạt nào, con mình còn chẳng biết đến cái hạt bưởi, chứ nói gì …xâu bưởi khô đốt đêm Trung thu, sáng trưng sáng rực hăng hắc một mùi tinh dầu vấn vương cả một miền thơ dại.
Tất cả giờ đã xa, rất nhiều người luyến tiếc và vấn vương một thời như thế, trong mình đang có một câu hỏi : Làm gì cho con có một trung thu ý nghĩa, để một ngày đặc biệt trong năm của riêng con còn mãi những giá trị của nó, như bố mẹ của con đã từng có, để đến giờ vẫn nhớ và trân trọng những kỷ niệm như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét