Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Chuyện nhỏ về những trang sách đọc con nghe

Không ai có thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với cuộc sống của chúng ta. Nào là công cụ tư duy, thực hiện chức năng  cơ bản và quan trọng là công cụ giao tiếp, truyền tải và tàng trữ văn hoá…. Ngôn ngữ được hình thành từ những năm đầu đời và có ảnh hưởng đến quá trình phát triển tư duy nhận thức tình cảm của con người…
Rất nhiều ông bố bà mẹ đang từng ngày cố gắng bồi đắp cho con mình một tâm hồn thánh thiện, hướng tới cái chân thiện mỹ và những giá trị đạo đức bằng hành động, bằng giáo dục, bằng ngôn ngữ họ dùng…, thế nhưng sẽ thế nào nếu đêm đêm chúng ta cầm những trang truyện cổ tích như thế này đọc cho con cháu chúng ta nghe.

DSC_0173.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0168.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0170-1.jpg picture by chaunhue2000


DSC_0172-2.jpg picture by chaunhue2000


DSC_0171.jpg picture by chaunhue2000

Hãy cương quyết nói không với một thứ ngôn ngữ chợ búa trong các trang sách của trẻ em. Vẫn biết các bạn làm sách muốn đổi mới, muốn có một sự phá cách, đưa một thứ ngôn ngữ gần gũi, đời thường hơn vào trang sách, nhưng sự thật thì chúng ta có phải ai cũng nói một thứ ngôn ngữ như thế này không nhỉ? Chắc số người như thế không nhiều, vậy thì hãy chọn một thứ ngôn ngữ trong sáng và lành mạnh hơn nhỉ. Các NXB kêu gọi nói không với sách giả, tiếp tay cho cho sách giả là giết chết sách thật, chúng tớ cũng mong rằng các bạn hãy nói không với ngôn ngữ không lành mạnh, đó thật sự là một thứ ngôn ngữ “bẩn” cho trẻ.

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Ngứa

Haizz, anh bị dị ứng đc một tháng hơn rùi, để lâu quá nó lặn vào máu. Chán ơi là chán, giờ nổi những vết thâm thâm hồng hồng rồi. lại k kiêng kị cẩn thận nên càng bị nặng. Phải rút kinh nghiệm mới đc. Những vụ này từ sau có cằn nhằn mình cũng cứ bắt phải nghe. Đến lúc bị nặng rồi mới chịu uông thuốc, mà vợ cũng phải rón rén rụt è dề nghị, bực ghê, cứ chủ quan k chịu nghe  cơ. Cầu trời phù hộ, cho chồng con mau khỏi, bị ngứa tội ơi là tội.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Vũ khúc hoa lửa

Chào đón Thăng long-Hà Nội ngàn tuổi hoa, bố tớ làm bộ ảnh “Vũ khúc hoa lửa”. Thực sự là một sự hành xác để có thể có những phút giây ngắm nghía hoa lửa nở tưng bừng hân hoan trên bầu trời Hà Nội. Âu cũng là, thử một lần hy sinh vì nghệ thuật.
Song hành

DSC_0204.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0234.jpg picture by chaunhue2000

Hội tụ

DSC_0229.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0212.jpg picture by chaunhue2000

Trong tụ hội có sự nhạt phai, có những giá trị bị mất đi, có những cái trường tồn

DSC_0208.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0241.jpg picture by chaunhue2000

Nhưng luôn có hoa và những hạt mầm tinh tuý để lại đời sau

DSC_0214.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0241.jpg picture by chaunhue2000

Để mãi toả sáng hồn thiêng sông núi, khát vọng muôn đời mãi gọi đất Thăng Long

DSC_023311.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0237.jpg picture by chaunhue2000
DSC_0210.jpg picture by chaunhue2000

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Lẩu lười toàn tập nhà Khoai

Được sự động viên của một số bạn..ruột,  sau khi các bạn ấy thành công với  phở cuốn mình tiếp tục lấn tới bật mí một vài món lười toàn tập của mình. Lần này là lẩu. Mình nấu lẩu không theo chủ đích mà tuỳ thuộc vào cảm hứng và thời tiết kể cả trong nhà còn cái gia vị gì. Nấu một nồi lẩu ngon và đặc biệt cũng công phu ra trò. Nồi lẩu của mình đạt chuẩn gắn sao thì chưa được nhưng yên tâm qua được kiểm tra ISO của một số cơ quan đăng kiểm hơi khó tính một tí. Mùa Đông thì tớ hay nấu lẩu thuốc Bắc, mùa Hè thì thập cẩm hơn nhưng đi vào vị chua. Một nồi lẩu tớ thường chia ra các nhóm sau:
1.Chất thịt: Tớ hay chọn: Gà, bò, tôm. Ba loại phổ biến và dễ dàng nhất. Nếu kén ăn không nên chọn ngao vì mùi của ngao nếu nấu đến đơn vị 1 kg rất bị át mùi các loại thịt khác.
2.Chất đạm thực vật: đậu phụ hoặc phù trúc, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm hải sản…
3.Chất củ quả: ngô ngọt, khoai lang, khoai lang tím hay khoai môn…
4.Chất rau: đầu vị là ngải cứu, rau cần, rau muống, rau cải và mùi tàu (lẩu rượu nếp)…
5.Gia vị nấu kèm: sả để cả củ đập dập, nấm hương, me hoặc cốt chanh, thích đèm đẹp màu mè thêm vào quả cà chua (lẩu chua), rượu nếp, sả, nấm hương, chanh (lẩu rượu nếp); kì tử, đương quy, táo tầu, thục địa, nấm hương, sả (lẩu thuốc Bắc)  và sa tế cho các loại lẩu nếu nhà bạn mọi người ăn được cay.
6. Nước dùng: bao gồm cổ ,cánh, đầu, chân của con gà và khoảng 3-5 lạng sườn có sụn.
Các mục 1, 4, 5, 6 luôn cố định về chủng loại. các mục 2, 3 thay đổi tuỳ điều kiện đi chợ.
Một vài tip của tớ:
Nồi nước dùng: Sườn nên chần qua nước nóng bỏ vào một vài giọt giấm cho hết hôi, rửa sạch. Nếu cầu kì thì ninh sừơn trước rồi mới đến gà. Nếu lười thì bỏ ụp tất cả ninh một lúc. Quan trọng là dù ninh bằng nỗi áp suất hay ninh thường thì lửa cũng không to quá kẻo đục và nồng. Có nước dùng rồi tuỳ theo kiểu lẩu mà thêm vào nhóm 5.
Với món lẩu rượu nếp tớ hay ướp rượu nếp với gà cho ngấm. Nước cốt chanh tớ lấy nửa quả cho đến một quả tuỳ độ chua  vào nước dùng sau đó bỏ cả cái vỏ vào nồi nước cho tan cái tinh dầu vào nước, một phút sau lấy ra. Hihii, thấy thơm và lạ hơn một tí.
Có một loại lẩu tớ thấy rất ngon đó là lẩu cháo. Nhưng tớ chưa thực hành được vì mọi người nội ngoại nhà tớ k thích cháo. Là cháo trắng chín nhừ bỏ gà vào, rau nhúng là cải cúc. Chỉ thế thôi. Ăn rất hợp, kể ra thêm ngải cứu vào ..vẫn hợp. Thêm cả tí đương quy và kì tử vào nữa vẫn hợp.hehe. Ai làm đi rồi cho tớ…ăn ké nhé.